Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Trường THPT Dương Bạch Mai

ANH HÙNG NGUYỄN THỊ HOA

Chị Nguyễn Thị Hoa còn có tên gọi là Trần Thị Thanh ( 1943 – 1973 ) sinh ra tại Phước Thành nay là thị trấn Đất Đỏ, mồ côi cha mẹ từ nhỏ chỉ sống với cha mẹ nuôi là ông Lê Văn Tiển và bà Trần Thị Nguyên ở ấp Thanh Bình Phước Thạnh ( nay là khu phố Thạnh Bình thị trấn Đất Đỏ ).

Vào những năm 1960, phong trào đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang cùng của nhân dân các xã vùng Đất Đỏ nói chung và Phước Thạnh nói riêng đang phát triển cách mạng, Do vậy địch thẳng tay đàn áp bắt bớ, hà hiếp nhân dân, truy lùng các cơ sở cách mạng

.Với lòng căm thù trước những hành động dã man của kẻ thù, năm 1963, khi vừa tròn 20 tuổi chị thoát ly, tham gia cách mạng và công tác tại Hội phụ nữ huyện Đất Đỏ. Với bản chất thật thà siêng năng nên lúc nào chị cũng hoàn thành nhiệm vụ được giao, luôn được cấp trên và đồng đội yêu mến tin tưởng.

Đến tháng 1 – 1964 chị được kết nạp vào Đoàn thanh niên và cuộc đời chị đã chính thức lớn lên với những bước tiến của phong trào cách mạng. Sau đó vào tháng 4 năm 1964 chị vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.

Từ đó tổ chức phụ nữ ở xã Phước Thạnh do chị phụ trách ngày càng lớn mạnh.Qua nhiệm vụ đấu tranh chính trị, hưởng ứng phong trào diệt ác trừ gian chị còn nhận nhiệm vụ của chi bộ giao diện đến xã trưởng.

Nắm được quy luật vào buổi sáng tên xã trưởng có mặt trước chợ Đất Đỏ vào lúc 6 giờ, chị hóa trang người đi chợ khi tiếp cận tin xã Trưởng chị tung lựu đạn, nhưng lựu đạn không nổ. Tên xã trưởng thoát chết, sau khi hoàn hồn hắn và bọn lính Liên đuổi theo chị, do chân bị tật bẩm sinh và đội du kích được phân công hỗ trợ chị từ xa không hỗ trợ kịp nên chị đã bị bắt. Sau khi đánh đập dã man nhưng không đem lại kết quả, chúng dùng xe đưa chị về tiểu khu Bà Rịa. Trên đường chị đã dũng cảm nhảy xuống xe trong lúc hai tay vẫn còn bị trói, nhưng chị đã bị bắt trở lại. Chị lần lượt bị đưa các nhà tù của địch là nhà lao Tân Hiệp nhà lao Chí Hòa và cuối cùng bị đẩy ra Côn Đảo.

Nhà lao địch đã dùng mọi cực hình tra tấn nhưng chị vẫn không khuất phục. Trước sự đấu tranh kiên cường của chị chúng dùng thuốc độc tiêm vào người chị, sau những cơn đau quằn quại chị đã trút hơi thở cuối cùng, vĩnh biệt đồng đội và nhân dân vào buổi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1973 với tuổi vừa tròn 30 và đã có 9 năm sống trong nhà tù của bọn tay sai cho đế quốc.

Ngày 28 – 04 – 2000, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương ký quyết định số 161-KT/CTN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do liệt sĩ Trần Thị Thanh tức là Nguyễn Thị Hoa.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 6
  • Trong tuần: 287
  • Tất cả: 66532